Băng cản nước PVC KC200 và hướng dẫn cách thi công chống thấm
Hiện nay các công trình đang rất quan tâm đến vấn đề chống thấm. Nhất là việc chống thấm cho các khớp nối bê tông. Tuy nhiên, trong quá trình thi công không phải đơn vị nào cũng biết cách thi công và sử dụng đúng loại vật liệu. Bài viết hôm nay, sẽ gợi ý cho bạn băng cản nước PVC KC 200 phù hợp cho việc chống thấm.
1. Chống thấm cho mạch ngừng bê tông bằng băng cản nước PVC KC 200
Chống thấm cho mạch ngừng bê tông là công việc phức tạp trong công trình xây dựng. Mặc dù mạch ngừng bê tông thường xuyên xuất hiện trong các công trình có sử dụng bê tông khối lượng lớn. Nhưng việc chống thấm ch0o hạng mục này luôn khiến các nhà đầu tư gặp khó khăn.
Mạch ngừng bê tông được hình thành trong quá trình thi công bê tông khối lớn hay bê tông có kết cấu phức tạp. Giai đoạn đổ bê tông không xảy ra liên tiếp với nhau, nên khiến cho vị trí giáp lai giữa các lớp không chặt chẽ. Đó là nguyên nhân gây ra thấm dột nếu công trình tiếp xúc thường xuyên với nước.
Chống thấm cho mạch ngừng bê tông như thế nào đem hiệu quả?
Việc hạn chế xuất hiện mạch ngừng bê tông là điều không thể. Vì vậy, biện pháp duy nhất là phải thi công chống thấm cho công trình xây dựng có hạng mục mạch ngừng. Phương án sử dụng băng cản nước PVC KC 200 sẽ là một giải pháp chống thấm hiệu quả về yếu tố kỹ thuật cũng như yếu tố kinh tế.
2. Hướng dẫn thi công chống thấm bằng băng cản nước PVC KC 200
Phải đảm bảo băng cản nước PVC KC 200 được đặt đúng chỗ trong quá trình thi công và đổ bê tông xung quanh băng cản nước, để tránh tạo ra các lỗ không khí.
Khe co giãn
Băng cản nước được đặt tại vị trí mạch ngừng trước khi đổ bê tông sàn lần thứ nhất. Ở lần đầu đổ bê tông, 1/2 chiều rộng của băng cản nước sẽ nằm trong đó. Trước khi đổ bê tông lần tiếp theo, mạch ngừng phải được rửa sạch.
Mạch ngừng
Trước khi đổ bê tông lần thứ nhất, băng cản nước đặt tại điểm mạch ngừng thi công. Một nửa chiều cao của băng cản nước được nằm trong lần đổ bê tông đầu tiên, khi đổ bê tông lần hai mạch ngừng phải được rửa sạch. Đảm bảo băng cản nước không bị gập trước khi đổ bê tông lần hai.
Hàn đối đầu
Đốt nóng hai đầu của mối hàn khi lớp PVC chảy đều. Sau đó ép chặt hai mối nối và giữ chặt đến khi mối hàn nguội, được dính chặt. Nếu mối hàn không đạt chuẩn thì kiểm tra và hàn lại.
Đổ bê tông
Băng cản nước PVC KC 200 chỉ thực hiện được các tính năng khi cả hai mặt đã nằm sâu trong bê tông. Khi đổ bê tông phải cẩn thận, nếu không áp lực của bê tông làm băng cản nước gập một đầu.
Xem thêm:Băng cản nước PVC KC250
Trước khi đổ bê tông lần tiếp theo, phải làm sạch bê tông bị bám dính trên băng cản nước từ lần đổ bê tông đầu. Trước khi đổ bê tông, cần kiểm tra các mối nối, chỗ uốn và độ cao.
Bài viết liên quan quan :
Băng cản nước PVC V200 – vật liệu thi công chống thấm tốt nhất
Có cần thiết sử dụng băng cản nước PVC O320 cho chống thấm không?
Tư vấn sử dụng băng cản nước PVC O250 cho hạng mục chống thấm
Những tiêu chí lựa chọn băng cản nước PVC O200
Băng cản nước PVC KC200 và hướng dẫn cách thi công chống thấm
Băng cản nước PVC O150 và một số lưu ý khi thi công
LIÊN HỆ BÁO GIÁ – MUA HÀNG – THI CÔNG
[wpseo_all_locations id=”all” max_number=”200″ show_state=”1″ show_country=”1″ show_phone=”1″ show_phone_2=”1″ show_fax=”1″ show_email=”1″ show_logo=”0″ orderby=title order=ASC]