Những khu vực nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, điển hình như ở Việt Nam, nơi chịu nhiều yếu tố khách quan bên ngoài như độ ẩm, nhiệt độ không khí, gió, bức xạ nhiệt, mưa,… vì thế nên ảnh hưởng rất nhiều đến công trình xây dựng.
Tầng hầm – nơi dễ bị thấm dột nhất bởi vị trí đặc thù của tầng hầm và nhiều yếu tố khác tác động đến. Vì là nơi dễ thấm dột nên việc chống thấm dột là vấn đề không hề đơn giản. Hãy theo chân bài viết này để khám phá các phương pháp chống thấm tầng hầm hiệu quả nhé!
Tầng hầm là nơi thường sử dụng để giữ xe, nơi để thông thoáng nước, bể ngầm,… mặc chịu tác động của mạch nước ngầm, hệ thống cấp thoát nước, dù là tầng hầm nhưng hoạt động không kém những tầng khác vì vậy việc xử lý chống thấm rất quan trọng bởi nó ảnh hưởng đến tính kết cấu, độ bền vững và tuổi thọ của công trình.
[wpsm_toplist]Chống thấm tầng hầm là gì?
Chống thấm tầng hầm là việc sử dụng các kỹ thuật kết hợp cùng các vật liệu để ngăn nước thấm vào tầng hầm của một ngôi nhà, chung cư hay một công trình. Bản chất của việc chống thấm tầng hầm là ngăn nước từ dưới nền lên và từ ngoài ngấm vào trong tường. Việc chống thấm được thực hiện tại mọi hướng và mọi vị trí trong tầm hầm.
[wpsm_box type=”green” float=”none” textalign=”left”] Xem thêm: Chống Thấm Sân Thượng[/wpsm_box]
Các giải pháp chống thấm tầng hầm phổ biến nhất hiện nay
Hiện nay dịch vụ chống thấm tầng hầm ngày càng phổ biến với quy trình chặt chẽ, làm việc nhanh chóng hiệu quả, rất tiện lợi cho những ai có nhu cầu. Các chung cư, nhà cao tầng hay các công trình công cộng đều có các tầng hầm và đa số chúng có diện tích lớn vì vậy cần có những giải pháp chống thấm tầng hầm nhà cao tầng hiệu quả nhất và tối ưu nhất. Kết hợp giữa các phương pháp và vật liệu sử dụng phù hợp, có độ bền cao, tuổi thọ cao là những yếu tố mà nhà đầu tư cân nhắc kỹ trước khi chọn lựa bởi tầng hầm có thể ảnh hưởng đến toàn bộ công trình.

Nguyên nhân tầng hầm bị thấm dột
- Việc tầng hầm bị thấm dột có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, tuy nhiên nguyên nhân chủ yếu vẫn là do việc thi công, có thể là do dùng bê tông chất lượng kém hoặc trong quá trình xây dựng gây ra nhiều bọng hoặc vết nứt là cơ hội để nước thấm vào bên trong.
- Phần nền bị yếu dẫn đến tầng hầm bị nứt, lún, nước bị trào lên trên, thấm nước.
- Không tạo mao mạch dẫn trong quá trình thi công, tạo điều kiện để nước thẩm thấu vào bên trong.
- Bê tông không được loại bỏ các túi không khí hoặc vấn đề bảo dưỡng không đúng cách làm bê tông có thể bị nứt và tạo điều kiện cho nước thẩm thấu vào trong.
- Móng quá hẹp hoặc đặt không đủ sâu dễ làm móng bị xê dịch, đây cũng có thể là một nguyên nhân.
- Chưa thực hiện biện pháp chống thấm phù hợp hoặc có nhưng chất lượng kém.
[/wpsm_box]
Tầng hầm bị thấm dột gây hậu quả gì?
Hậu quả đầu tiên có thể thấy đó là xuất hiện các vết loang lỗ, các lớp sơn bắt đầu bong tróc, xuất hiện ẩm mốc ở các lớp vữa, làm mất thẩm mỹ của công trình. Lâu ngày sẽ xuất hiện các vệt trắng vôi. Một thời gian sau nếu không xử lý, các vết thấm, vết nứt sẽ lan rộng ra. Làm kết cấu tầng hầm bị yếu đi, nước bắt đầu chảy rò rỉ khắp nơi. Khi bị thấm nước gây ra tình trạng trơn trượt, có thể gây ra các tai nạn không mong muốn.
Phương pháp xử lý thấm dột tầng hầm
Thông thường có các cách chống thấm tầng hầm phổ biến: chống thấm thuận, chống thấm ngược và kết hợp chống thấm thuận ngược. Tùy thuộc vào vị trí và không gian để lựa chọn phương pháp cho hợp lý và hiệu quả.
Chống thấm thuận: là phương pháp vừa đơn giản vừa tiết kiệm được chi phí. Đây cũng là phương pháp được ưu tiên sử dụng đầu tiên khi nhắc đến vấn đề chống thấm tầng hầm.
Chống thấm ngược: gọi là chống thấm ngược tầng hầm bởi nó được thi công chống thấm ngược hướng với nguồn gây thấm. Phương pháp này được sử dụng khi không thực hiện được phương pháp chống thấm thuận.
Phương pháp chống thấm ngược sử dụng các vật liệu có độ bám dính tốt với bề mặt bê tông, có khả năng thẩm thấu, tạo một lớp màng tinh thể chống thấm lên bề mặt bên trong, có khả năng ngăn nước thấm vào bên trong.
[wpsm_box type=”green” float=”none” textalign=”left”] Xem thêm: chống thấm trần nhà bị nứt[/wpsm_box]
Các phương pháp xử lý chống thấm tầng hầm hiệu quả:
Chống thấm tầng hầm không phải là vấn đề đơn giản vì vậy đòi hỏi cần những người có chuyên môn và kỹ thuật cao bên cạnh đó phương pháp thực hiện cũng phải được cân nhắc và chọn lựa thật kỹ để phù hợp với vị trí cần chống thấm và đảm bảo chất lượng cho công trình.
a. Chống thấm cho tầng hầm đã có bề mặt thi công trước
Phương pháp này sử dụng cho những công trình đã thi công xong và có nhu cầu chống thấm. Vị trí cần chống thấm phải được loại bỏ sạch tạp chất, sau đó làm phẳng bề mặt, loại bỏ các vết lồi, lõm để đảm bảo bề mặt cần chống thấm phải sạch sẽ, bằng phẳng. Vị trí nào bị nứt phải sửa chữa, trám lại bằng vữa sửa chữa có phụ gia.
b. Chống thấm tầng hầm bằng màng khò nóng
Phương pháp này hơi cầu kỳ hơn phương pháp thứ nhất, cụ thể được áp dụng như sau:
– Quét lớp tạo dính:
+ Dùng lu sơn để thi công tạo lớp tạo dính trên bề mặt. Lớp này được dàn mỏng và đều trên bề mặt tầng hầm. Phải thực sự phủ hết và đều trên bề mặt tầng hầm.
+ Sau khi thi công xong, phải chờ cho lớp tạo dính khô, sau đó tiến hành dán màng để chống thấm.
– Lựa chọn màng chống thấm:
+ Kiểm tra kỹ tất cả lớp màng cần sử dụng. Bề mặt cần dán hoặc khò sẽ phải úp xuống phía dưới.
+ Đưa các cuộn được sử dụng vào vị trí cần được chống thấm ở tầng hầm, sau đó trải màng chống thấm ra để dán.
+ Sử dụng đèn khò nóng để dán vật liệu chống thấm vào bề mặt cần chống thấm của tầng hầm.
+ Cuốn ngược lại màng chống thấm, chú ý tránh làm thay đổi vị trí và hướng chống thấm.
+ Làm tan chảy bề mặt của lớp tạo dính đã được quét lên bề mặt cần chống thấm bằng các làm nóng bề mặt với đèn khò sử dụng gas.
+ Để đảm bảo lớp màng chống thấm dính chặt vào bề mặt, sử dụng ngọn lửa, lướt qua lại một lần nữa để lớp tạo dính phát huy hết tác dụng.
+ Dùng lực ép chặt và miết phần màng chống thấm dính chặt vào bề mặt của tầng hầm.
Cần lưu ý các điểm giao nhau giữa các miếng dán, tránh để bị chồng mép lên nhau. Những vị trí bị dán phồng, cần đâm thủng và dùng một miếng dàn chống thấm khác đè lên trên, tránh làm lớp màng bảo vệ bị rách hỏng.

c. Sử dụng màng chống thấm tự dính
Một phương pháp tiện lợi hơn đó là sử dụng màng chống thấm tự dính. Quy trình áp dụng như sau:
– Trải màng chống thấm ra, sau đó bóc bỏ lớp nilon trên bề mặt, sau đó dám lên toàn bộ bề mặt của tầng hầm.
– Lần lượt dán tiếp các miếng dán còn lại sao cho kín hết bề mặt. Lưu ý biên bộ chồng mí giữa các màng dao động từ 10 đến 100mm, các màng chống thấm này có lớp tạo dính sẵn và không cần tác động nhiệt.
– Sau khi dán xong, trải thêm một lớp bê tông dày từ 3 đến 4cm lên bề mặt màng chống thấm. Để bảo vệ cho lớp màng chống thống, tăng độ bền và kéo dài tuổi thọ của công trình.
Tham khảo thêm: chống thấm sân thượng.
d. Sử dụng sơn hoặc các sản phẩm dạng quét
Phương pháp này được nhiều người sử dụng bởi hiệu quả tối ưu của nó. Sản phẩm được nhiều người sử dụng hiện nay là chống thấm tầng hầm bằng sika. Các thử nghiệm cho thấy rằng Sika kết hợp với hóa chất dẻo là vật liệu chống thấm hiệu quả, hiện đã được ứng dụng thành công trong thực tế tại nhiều công trình lớn trong thời gian dài.
Sika là sản phẩm sử dụng cho chống thấm kết nối và trám khe ở mạch ngừng thi công, tại các khe co giãn, chống thấm cho ống xuyên qua bê tông, sika chống thấm vách tầng hầm, các lỗ hổng trên sàn và tường, chống thấm khung cột xuyên qua bản đế, tại các bu lông neo vào tường hoặc các cốt thép xuyên giữa bê tông chống thấm và bê tông tường.
Quy trình tiến hành như sau:
-Bo góc chân tầng hầm và bão hòa nước:
+ Bởi bê tông có đặc tính háo nước vì thế công đoạn này giúp tránh được việc vật liệu chống thấm không ngấm được sâu vào trong bề mặt tầng hầm, khi đó không thể tạo liên kết làm mất tác dụng của chất chống thấm.
+ Sử dụng vật liệu sika latex hoặc sikalatex TH kết hợp với xi măng cát vàng.
+ Quét thêm một lớp mỏng chất chống thấm sau đó dán lưới thủy tinh và bo góc với về mặt rộng từ 10 đến 15cm.
– Sử dụng vật liệu chống thấm dạng quét: Có nhiều loại sản phẩm chống thấm dạng quét khác nhau. Tùy vào nhu cầu và đặc trưng vị trí cần chống thấm mà người mua có thể chọn vật liệu dạng quét cho phù hợp. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều công ty có dịch vụ chống thấm tầng hầm và họ luôn sẵn sàng để tư vấn cho khách hàng có sự lựa chọn hợp lý nhất. Tuy nhiên sản phẩm được đánh giá cao và phổ biến hiện nay đó là sơn chống thấm. Một số lưu ý nhỏ:
+ Khi tiến hành thi công, đảm bảo sao cho các lớp chống thấm phải vuông góc theo chiều từ trên xuống dưới.
+ Đảm bảo độ dày của lớp chống thấm nằm mức trung bình khoảng 1mm/ lớp. Độ dài mỗi lớp nằm khoảng 1 đếm 2m. Liều lượng sử dụng tùy vào diện tích của từng tầng hầm khác nhau, có thể nằm khoảng từ 2 đến 6kg.
+ Để đảm bảo độ đồng đều và độ bền, nên trộn tổng vật liệu sau đó chia thành nhiều thùng nhỏ để sử dụng khi có nhiều người tham gia thi công cùng lúc.
Cần bảo dưỡng bề mặt của lớp chống thấm để việc tạo liên kết đạt hiệu quả cao nhất. Khi trộn cần trộn vừa phải, nếu trộn quá nhiều, làm không kịp, sơn có thể bị khô lại.

e. Sử dụng hóa chất chống thấm
Đây cũng là một giải pháp được đánh giá cao. Quy trình như sau:
– Trước khi thi công, tiến hành làm ẩm bề mặt để đạt, tạo điều kiện cho chất chống thấm hoạt động mạnh mẽ nhất.
– Xử lý sơ bề mặt sau đó tiến hành quét hóa chất lên bề mặt cần chống thấm. Thực hiện với thao tác quét lớp thứ 2 vuông góc với lớp thứ nhất và mỗi lớp quét cách nhau từ 2 đến 4 tiếng.
f. Phương pháp chống thấm ngược
Phương pháp này được thực hiện khi khe tiếp giáp giữa 2 nhà không được xử lý chống thấm hoặc công trình có các bể ngầm chứa nước, có nguy cơ thấm qua thành bể xuống tầng hầm hoặc dùng chống thấm cho tầng hầm và hố của thang máy.
– Sử dụng các dụng cụ cần thiết để xử lý và làm sạch bề mặt
– Làm ẩm cho bề mặt tầng hầm trước khi thi công
– Sử dụng các vật liệu như màng khò nóng, màng khò dán sẵn, vật liệu quét, dạng phun,…
– Nghiệm thu, test khả năng chống thấm
Quy trình thi công chống thấm tầng hầm chuyên nghiệp
Quy trình chống thấm vách tầng hầm
Đối với phần vách tầng hầm được thực hiện sớm khi hoàn thành xong móng và bắt đầu lên tường tầng hầm. Chống thấm thuận là phương pháp được áp dụng cho chống thấm vách tầng hầm, được tiến hành từ ngoài vào trong, từ trên xuống dưới theo kết cấu của công trình.
- Chuẩn bị bề mặt thi công: Làm sạch bề mặt cần chống thấm, điền khuyết, dặm vá, lấp lỗ trống, làm ẩm cho bề mặt bê tông mới. Với bề mặt bê tông cũ cần làm sạch các mảng bám, đất đá, rong rêu.
- hi công băng cản nước và thanh trương nở tại các vị trí mạch ngừng, cổ ống,… đối với công trình mới bắt đầu đổ bê tông, đối với công trình cũ cần được đục và làm sạch đúng quy trình.
- Bắt đầu pha trộn vật liệu và thi công chống thấm: với công trình mới, nếu sử dụng Penetron Admix, cần trộn với bê tông để thi công, vật liệu sẽ tự động điền đầy mao mạch khi có nước và hơi ấm.
- Với tường tầng hầm đã hoàn thiện được một thời gian, đạt được độ tuổi nhất định, chống thấm với sika Top Seal 107 là lựa chọn hiệu quả. Dùng máy khuấy đều, sử dụng theo tỉ lệ được hướng dẫn trên bao bì sản phẩm sẽ đạt được độ sệt đạt nhất, mang lại hiệu quả tốt nhất.
- Khi dùng Sika Top Seal 107 cần lưu ý dùng khi bề mặt đang ẩm bão hòa. Sau khi thi công lớp thứ nhất phải chờ đông cứng sau 4 -8h mới thi công đến lớp thứ 2, cần cấp ẩm thường xuyên trong quá trình chờ tránh để khô nhanh quá dễ gây nứt bề mặt.
Quy trình chống thấm đáy tầng hầm
Phần đáy của một công trình rất quan trọng phần đáy là nơi đặt nền móng, nơi đảm bảo sự vững chắc cho cả công trình. Việc chống thấm đáy tầng hầm hay còn gọi chống thấm sàn tầng hầm là công việc không thể thiếu, giữ vai trò quan trọng tạo nên sự vững chắc cho toàn bộ công trình.
Đáy tầng hầm là nơi thấp nhất, nằm sâu trong lòng đất vì thế luôn trong tình trạng bị bí và độ ẩm cao, không những hơi ẩm từ trong lòng đất mà cả những tác động từ môi trường bên ngoài. Nếu không chống thấm hiệu quả sẽ gây ảnh hưởng đến kết cấu công trình, gây hỏng hóc. So với những khu vực khác, thì tầng hầm sẽ bị ảnh hưởng nhiều hơn và đặc biệt là đáy tầng hầm vì vậy cần được chống thấm kỹ lưỡng, chọn những vật liệu, sản phẩm chống thấm chất lượng nhất.
Chống thấm đáy tầng hầm có thể áp dụng cả phương pháp chống thấm thuận và chống thấm ngược hoặc kết hợp hai phương án. Trường hợp đáy tầng hầm có bể nước ngầm hoặc bể bơi,.. thì chắc chắn phải sử dụng phương pháp chống thấm ngược.

a. Quy trình chống thấm thuận cho đáy tầng hầm
Chống thấm thuận được thực hiện trên bê tông lót, diễn ra sau khi thi công xong lớp bê tông lót, đồng thời lắp đặt xong cốt thép dầm và sàn đáy tầng hầm. Để việc chống thấm đạt hiệu quả cao, yêu cầu lớp bê tông lót phải bằng phẳng, chắc, dầm giằng, coppha cạnh phải được xây gạch và tô vữa.
– Chuẩn bị bề mặt trước thi công: Việc đầu tiên là phải vệ sinh sạch sẽ, loại bỏ các vật rơi vãi, những thành phần bị thừa, sau đó tạo ẩm bằng nước trên bề mặt bê tông lót, chỉ làm ẩm và không để đọng nước.
– Thi công:
+ Đối với cạnh móng dầm giằng, khi đã xây gạch thay cho coppha, sau đó phun đều chất chống thấm lên bề mặt gạch đã trát vữa sao cho bề mặt ướt đẫm chất chống thấm. Có thể dùng bình tưới hoặc máy phun để thực hiện công đoạn này.
+ Đối với phần sàn: sử dụng chất chống thấm theo tỉ lệ pha trộn được nhà sản xuất hướng dẫn, có in trên sản phẩm. Sau đó tưới hoặc phun lên bề mặt bê tông lót.
Sau khi phun chống thấm, nên bảo dưỡng trong khoảng 3 tiếng sau đó có thể tiến hành đổ bê tông.
b. Quy trình chống thấm ngược cho đáy tầng hầm
– Chuẩn bị bề mặt:
Loại bỏ hoàn toàn tạp chất như dầu mỡ, bụi xi măng, làm sạch phần bề mặt bê tông của đáy tầng hầm, phần đáy phải được làm thật đặc và chắc. Làm ẩm bề mặt bằng nước sạch, tránh để nước đọng trên bề mặt.
– Thi công:
+ Dành cho bề mặt bê tông bắt đầu ninh kết: những bề mặt bê tông mới đổ được khoảng 4 đến 6 tiếng, khi đó bê tông đã bắt đầu ninh kết. Khi chống thấm ở giai đoạn này có thể cân nhắc một số sản phẩm như: Chất chống thấm tinh thể thẩm thấu Lanko K11 Matryx, Chống thấm tinh thể thẩm thấu Penetron, Chống Thấm Tinh Thể Thẩm Thấu Masterseal 530,… Pha trộn theo tỉ lệ được hướng dẫn trên bao bì sau đó sử dụng rulo hoặc máy phun để phun lên bề mặt bê tông.
+ Dành cho bê tông tầng hầm mới đổ, bê tông chưa tạo được độ cứng nhất định: Sau đổ bê tông xong, lúc bề mặt còn ướt, tiến hành rắc bột chống thấm thẩm thấu lên toàn bộ bề mặt sàn tầng hầm. Sau đó đợi khoảng 4 – 5 tiếng, tiến hành rắc bột làm tăng cứng sàn, dùng máy xoa, xoa đều hoàn thiện bề mặt.
Lưu ý với những công trình co khớp bê tông tường với đáy vẫn có thể sử dụng phương pháp chống thấm trên. Tuy nhiên, phải đặt băng cản nước, tránh sự thấm dột từ các khớp bê tông.
Tiêu chuẩn chống thấm tầng hầm – Cần chú ý những gì?
Việc thuê dịch vụ thì dễ nhưng việc chống thấm là vấn đề quan trọng vì vậy người sử dụng dịch vụ cũng cần phải nắm được các tiêu chuẩn chống thấm trong xây dựng. Đối với tiêu chuẩn chống thấm tầng hầm thì hiện nay chưa có tiêu chuẩn riêng cho chống thấm tầng hầm nhà cao tầng. Tuy nhiên việc thiết kế hay thi công đều phải được tính toán kỹ lưỡng và tuân theo một số tiêu chuẩn Việt Nam có liên quan như: “TCVN 4453 – 1995 về kết cấu bê tông và BTCT – quy phạm thi công và nghiệm thu” hay “TCVN 5574 – 1993 Bê tông nặng – Yêu cầu bảo dưỡng ẩm”. Theo đó xây dựng nên các phương án chống thấm cho tầng hầm.
Một số vị trí xung yếu, thường xuyên xảy ra các vết nứt, các khe hở,.. cần nên đặc biệt lưu ý thi công theo đúng chuẩn chống thấm.
- Những vị trí mạch ngừng khi đổ bê tông
- Các mối tiếp giáp bê tông và khối xây
- Vị trí tiếp giáp giữa các khối công trình với nhau
- Vị trí tiếp giáp bề mặt giữa các loại vật liệu
- Vị trí chân của các vị trí định vị tấm mái nhẹ, miệng phễu thoát nước,…
- Vị trí máng tràn và đầu nối ống cấp thoát nước.

Giá chống thấm tầng hầm là bao nhiêu? Có đắt không?
Chống thấm tầng hầm liên quan đến nhiều yếu tố như phương pháp khách hàng lựa chọn là gì? Vị trí và mức độ nơi cần chống thấm như thế nào? Vật liệu chống thấm gồm những gì? Vì thế giá cả ở đây không nằm cố định ở 1 mức giá. Tuy nhiên bảng giá chi tiết cho từng vật liệu và nhân công, chúng tôi đều có sẵn và cung cấp cho quý khách hàng. Vì vậy khách hàng yên tâm khi đến với chúng tôi, tất cả đều rõ ràng và mức giá của chúng tôi sẽ không làm bạn thất vọng.
Cần dịch vụ chống thấm tầng hầm – Liên hệ ATH Group
Thấu hiểu nhu cầu và sự cần thiết của dịch vụ chống thấm tầng hầm, dịch vụ chống thấm tầng hầm của ATH Group đã ra đời. Nếu bạn đang có nhu cầu sử dụng dịch vụ chống thấm tầng hầm thì hãy liên hệ với ATH Group. Chúng tôi sẽ tư vấn và giúp bạn tìm ra giải pháp chống thấm vừa hiệu quả, chất lượng, lại vừa tối ưu chi phí.
– Về nhân lực: Đội ngũ kỹ thuật viên chống thấm của ATH Group là những người đã được đào tạo bài bản. Thấu hiểu cặn kẽ từng công việc trong quy trình chống thấm. Hơn thế nữa, đội ngũ nhân lực của chúng tôi luôn tỉ mỉ, chu đáo và tận tình trong mọi hoạt động. Mang đến cho quý khách hàng giải pháp chống thấm toàn diện và hoàn thiện nhất.
– Về máy móc, trang thiết bị, vật liệu: ATH Group trang bị đầy đủ các máy móc, trang thiết bị, vật liệu chống thấm chất lượng, hiện đại. Chính bởi vì thế mà tối ưu được quy trình và chất lượng công việc.
– Về giá thành: Mức giá thành chống thấm của ATH Group được nhiều khách hàng đánh giá là hợp lý, phải chăng. Đặc biệt, ATH Group còn có nhiều chương trình tri ân cho khách hàng thân thiết.

– Cam kết uy tín: ATH Group luôn cam kết uy tín bằng tất cả sự trách nhiệm trong công việc. Hơn thế nữa, chúng tôi có đầy đủ hợp đồng ký kết với khách hàng nhằm đảm bảo tốt nhất quyền lợi khách hàng.
Vốn là một đơn vị có thâm niên lâu đời trong ngành, ATH Group đã và đang dần chứng minh được giá trị của mình trên thị trường. Cũng chính bởi vì vậy mà trong suốt nhiều năm qua, ATH Group luôn nhận được sự tin tưởng và đón nhận của rất nhiều khách hàng. Hãy liên hệ ngay ATH Group để chúng tôi được phục vụ bạn ngay hôm nay nhé!
Công ty chống thấm ATH Group – đơn vị có trên 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực dịch vụ chống thấm, chống thấm sân thượng, chống thấm tầng hầm, chống thấm tường, chống thấm nhà vệ sinh luôn là lựa chọn hàng đầu mà khách hàng không nên bỏ qua. Nếu bạn đang có nhu cầu chống thấm hãy liên hệ với ATH Group để được tư vấn miễn phí và đặt lịch sớm nhất nhé.